Quả sơn tra là gì?
Sơn tra có tên khoa học Crataegus cuneara Sied thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) được gọi bằng nhiều cái tên khác như táo mèo, sơn lý hồng, hồng quả, yên chi, hầu tra, xích qua tử, sơn tra tử, mao tra, hầu lê, thử tra,…
Sơn tra có chứa nhiều thành phần hóa học mang đến lợi ích cao cho sức khỏe như: protein, lipid, fructose, carotene, tannin, flavonoid, choline, axit citric, axit tartaric, các loại vitamin quan trọng như C, B2 và một nguyên tố đa lượng như canxi, photpho,…
Trong đó caroten, vitamin C và canxi trong sơn tra dồi dào giúp có lợi cho phụ nữ mang thai, trẻ em và cả người già.
Công dụng
Sơn tra chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể và giúp tốt cho sức khỏe vì vậy những tác dụng mà nó mang lại là rất quan trọng.
Ngoài ra còn giúp hoạt huyết, tán ứ, tiêu thực, hóa tích, trị lở sơn, chàm, lở loét.
Khi sử dụng sơn tra thường xuyên sẽ giúp tăng hoạt tính của các men tiêu hóa như enzyme amylolytic, enzyme lipolytic. Giúp thúc đẩy bài tiết dịch vị và dịch mật, ngoài ra còn điều tiết sự co bóp của cơ trơn dạ dày và thành ruột.
Sử dụng thuốc sắc sơn tra giúp ức chế một số vi khuẩn như bạch hầu, trực khuẩn lị, thương hàn, tụ cầu vàng, coli…
Sơn tra có tác dụng gia tăng lưu lượng động mạch, giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim, nâng cao hoạt động của hệ tim mạch
Cách sử dụng
Rượu sơn tra là loại rượu rất được ưa chuộng. Đặc biệt là phải kể đến cách ngâm rượu sơn tra vô cùng nổi tiếng từ xã Tú Lệ, huyện Mù Căng, tỉnh Yên Bái.
Chọn những loại quả có kích cỡ vừa, rửa sạch và để cho ráo nước. Sau đó bổ đôi giống như cắt quả chanh (giữ lại hạt) và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Để ngâm uống liền thì đem phần dược liệu rửa sạch ủ với đường trong 30 đến 45 ngày. Sau đó chắt 1/3 hoặc 1/2 phần nước cốt ra và đổ rượu vào ngập bình. Ngâm thêm trong vòng 1 tháng nữa là có thể sử dụng, có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị và góp phần gia tăng hiệu quả chữa trị bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.